Bình Định lâu nay được biết tới là cố đô của vương quốc Chăm Pa hay là nơi có những bãi biển xanh rì, thoáng đãng. Nhưng còn nhiều điều có lẽ bạn chưa biết về Bình Định, đó có lẽ là nét đẹp tâm linh trong nền văn hóa phật giáo của người dân nơi đây, đặc biệt nổi tiếng trong số đó là chùa Thiên Hưng.

Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển trong xanh hay những ngọn tháp Champa cổ kính. Vẻ đẹp tâm linh trong văn hóa và tín ngưỡng cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến nơi đây. Tiêu biểu như ngôi chùa Thiên Hưng, một trong những ngôi chùa có nét đẹp tâm linh lâu đời của người dân nơi đây.

Đôi nét về chùa Thiên Hưng Bình Định

Thiên Hưng Tự hay Chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa đẹp, không còn quá xa lạ với người dân xứ nẫu, chùa Thiên Hưng nằm bên quốc lộ 1A thuộc thị trấn Đập Đá, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về phía đông, Ngôi chùa này hấp dẫn du khách và các phật tử không chỉ bởi cảnh quan thu hút khách du lịch mà còn vì ý nghĩa tâm linh thiêng liêng.

chùa thiên hưng bình định
Toàn cảnh trực diện chùa Thiên Hưng (Ảnh sưu tầm)

Người dân nơi đây truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ ngọc xá lợi của Phật Thích Ca Mâu Ni, và rằng nơi nào có ngọc xá lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phước.

Mỗi năm, chùa đón hàng nghìn lượt khách du lịch đổ về và trong đó có các vị nguyên thủ quốc gia về thăm, và cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ với vốn am hiểu về phong thủy vô cùng sâu rộng cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp nên chùa được du khách ghé thăm ngày càng nhiều hơn.

Đây cũng là một trong những lý do giúp cho chùa Thiên Hưng có vị thế trong các địa điểm tín ngưỡng, tâm linh tại nơi đây.

hình ảnh chùa thiên hưng
Cổng vào chánh điện chùa Thiên Hưng (Ảnh sưu tầm)

Bài viết liên quan: Khám Phá Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á Tại Chùa Ông Núi Bình Định

Nét đẹp tâm linh trong kiến trúc chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng Bình Định mang trong mình vẻ đẹp cổ kính không quá nguy nga, rực rỡ như những ngôi chùa khác. Nhưng nét cổ kính, đơn sơ nơi đây lại là điểm nhấn khiến khách viếng thăm vô cùng say đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa. Ngôi chùa nổi tiếng với vẻ đẹp lung linh huyền ảo tựa như “Phượng Hoàng Cổ Trấn” phiên bản Việt khiến ai cũng không thể rời mắt.

cổng chính bước vào chùa
Cổng chỉnh chùa Thiên Hưng Bình Định (Ảnh sưu tầm)

Nếu may mắn đến tham quan chùa Thiên Hưng vào mùa lúa xanh, bạn có thể sẽ bị hút hồn bởi cánh đồng lúa xanh rì như đang vui đùa trong làn gió trước khuôn viên chùa, tạo nên một nét đẹp rất bình dị đúng chất của vùng quê yên bình.

Vào mùa vụ, bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh những người nông dân chăm chỉ, cần mẫn trên đồng, bạn có thể sẽ bị đẫm trong hương lúa mới ngào ngạt từ cánh đồng.

thuyết minh về chùa thiên hưng
Cổng giữa chùa Thiên Hưng Quy Nhơn Bình Định (Ảnh sưu tầm)

Bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ ngỡ ngàng với các gian nhà mái ngói cong cong như cung đình xưa, bao quanh khuôn viên là những chậu cây cảnh với thế đẹp bắt mắt, được cắt tỉa trau chuốt, gọn gàng, quanh năm tươi tốt.

Nổi bật giữa những hàng cây xanh rì là hồ sen nở hoa bốn mùa. Tạo cho du khách tham quan cảm giác trong lành dễ chịu, an yên trong lòng.

ao sen thiên hưng tự
Ao sen khuôn viên chùa (Ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Khám phá du lịch nghỉ dưỡng Kì Co Quy Nhơn say đắm lòng người

Đến tham quan nơi đây bạn sẽ như lạc vào phim trường của một bộ phim cổ trang hoành tráng được dàn dựng công phu. Nổi bật nhất chùa  có lẽ là Tháp Chuông 12 tầng uy nguy, cao chót vót chọc lên trời xanh.

Bên cạnh đó còn có hòn non bộ, tượng các vị Chư Phật và những thanh âm trong trẻo được phát ra từ tiếng chuông chùa giúp tâm hồn ta được thanh lọc, cảm giác như mọi mọi muộn phiền đã được xua tan.

chua thiên hưng an nhơn
Đường lên tháp xá lợi phật (Ảnh sưu tầm)

Các công trình trong chùa được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc phương Đông tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, mềm mại đầy nét cổ kính. Qua ống kính máy ảnh của du khách, chùa Thiên Hưng Bình Định không chỉ đơn thuần là một công trình tôn giáo – văn hóa mà nó còn trở thành bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc của Việt Nam khiến bao người xem phải trầm trồ.

Hồ sen chùa
Ao sen yên bình (Ảnh sưu tầm)

Vào năm 2013, nhiều khu vực của chùa đã bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn không may xảy ra, may mắn thay đám cháy không quá lớn. Các sư thầy và người dân nơi đây đã cùng nhau nỗ lực trùng tu và nâng cấp những phần bị phá hủy để chúng ta có được ngôi chùa Thiên Hưng rộng rãi, khang trang như ngày hôm nay.

lịch sử chùa thiên hưng bình định
Chánh điện chùa Thiên Hưng Quy Nhơn Bình Định (Ảnh sưu tầm)

Vị trí và cách di chuyển đến chùa Thiên Hưng Bình Định

Để có trải nghiệm tốt và tận hưởng hết khung cảnh bình yên của nơi này thì bạn có thể tự thuê cho mình một chiếc máy với giá từ 100k đến 150k/ngày và đi theo quãng đường sau nếu bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn.

toàn cảnh chùa thiên hưng
Toàn cản chùa Thiên Hưng từ bên trái (Ảnh sưu tầm)

Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Võ Nguyễn Giáp sau gặp đường Nguyễn Huệ bạn cứ đi dọc hết đường, sau khi đi qua tháp Bánh Ít Bình Định thì bạn tiếp tục đi thẳng theo quốc lộ 1A sẽ tới được phường Nhơn Hưng. Lúc này bạn chỉ cần hỏi người dân bên đường là sẽ đến được chùa.

Các bạn có thể xem vị trí của chùa Thiên Hưng thông qua Google Maps này nhé:

Những điểm tham quan gần chùa

Bên cạnh Thiên Hưng Tự nổi tiếng, du khách đến với du lịch Bình định cũng có thể đến thăm quan những địa điểm văn hóa nổi tiếng tại khu vực này như: tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, thành Hoàng Đế, …. Đây là một số những địa điểm du nổi tiếng với kiến trúc cổ xưa, là sự hòa quyện của nét đẹp cổ kính giữa nền văn hóa hiện đại.

Bài viết liên quan: Khám phá bảo tàng Quang Trung Quy Nhơn

Những lưu ý khi đến tham quan

Chùa thiên hưng quy nhơn
Khuôn viên chùa (Ảnh sưu tầm)
  • Chùa Thiên Hưng Bình Định mở cửa đón khách vào 9 giờ sáng, tuy nhiên từ khoảng 11 giờ đến 15 giờ chùa sẽ đóng cửa ở một số khu vực, vì vậy nếu bạn muốn thăm quan hết mọi ngóc ngách trong chùa thì nhớ lưu ý thời gian trước khi đến nhé!
  • Cơm chay miễn phí có thể sẽ được phục vụ từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu bạn muốn trải nghiệm bữa ăn chay tại chùa thì bạn phải báo trước với nhà bếp để nhà bếp chuẩn bị trước.
  • Luôn giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, không nói tục chửi bậy hay dùng những từ ngữ khiếm nhã trong chùa.
  • Không đốt quá nhiều hương hay vàng mã, tiền cúng dường bỏ vào thùng công đức, không đặt lên hương án của chánh điện.
  • Khi đến chùa cần ăn diện kín đáo, lịch sự và trang nghiêm.
  • Không được dẫm lên bẫu cửa khi đi qua.

Hình Ảnh Check In Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn Từ Du Khách

Bình Định chùa Thiên Hưng
Ảnh Sưu Tầm
những ngôi chùa nổi tiếng
Ảnh Sưu Tầm
Bình Định chùa Thiên Hưng
Ảnh Sưu Tầm
chính điện chùa Thiên Hưng
Ảnh Sưu Tầm

Video trải nghiệm thực tế chùa Thiên Hưng

Bài viết liên quan: Thăm mộ Thi Sĩ Hàn Mặc Tử Lừng Danh Quy Nhơn

Tổng Kết

Mỗi hàng năm, chùa vẫn tiếp đón hàng nghìn lượt khách tham quan và quý phật tử viếng thăm từ mọi miền đất nước.

Nếu bạn là một tín đồ của Phật giáo hay chỉ đơn giản là một người đam mê nghệ thuật, thích cái đẹp thì đừng bỏ lỡ cơ hội một lần được đặt chân tới chùa Thiên Hưng Bình Định, thả hồn miên man vào trong hương sen thơm ngát và khí trời yên bình, thanh tịch đang nhẹ nhàng gột rửa, thanh lọc tâm hồn của bạn.

Nếu thấy bài viết hay đừng quên cho Miền Trung Có Gì? 5 sao và chia sẻ bài viết đến cho mọi người nhé! ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *